Những sự thật thú vị không phải ai cũng biết về chim yến

Được mệnh danh là loài chim "không chân"

- Tuy có khả năng bay cực nhanh nhưng điểm yếu của chim yến lại ở đôi chân vô cùng yếu ớt, lại kém phát triển khiến cho chúng gần như không thể đậu được trên các dây điện hay ăng-ten như các loài chim khác. Ngoài ra, chính cái tên Apodidate(không chân) cũng tự nói lên đặc điểm nhận dạng của loài chim này.

Kỷ lục về loài chim bay nhanh nhất

- Kết quả một cuộc khảo sát gần hơn 80 chủng loại khác nhau gần đây cho thấy, yến là một trong những loài chim bay nhanh nhất thế giới với vận tốc bay tối đa có thể lên đến 130-160km/h. Mặc dù có sải cánh hẹp nhưng lại cong vút, bay lượn chao liện liên tục trên không trung suốt nhiều giờ liền mà không cần nghỉ ngơi.

Là loài gia cầm hiếm hoi chưa bao giờ nhiễm cúm

- Chính nhờ đặc điểm "không chân" hay không bao giờ đậu giúp chim yến không bị nhiễm cúm gia cầm - thay vì đậu chúng chỉ treo mình lơ lửng trên các vách đá dựng đứng hay các thang làm tổ nên khả năng tiếp xúc với dịch bệnh là vô cùng khó, cho đến nay, hiện vẫn chưa phát hiện ra bất kỳ một cá thể yến nào bị hoặc có nguy cơ bị nhiễm cúm gia cầm.

Khó nuôi dưỡng và thu hoạch

– Mặc dù hiện nay, yến được nuôi và bày bán yến sào phổ biến khắp nơi trên cả nước nhưng việc thu hoạch cũng như nuôi dưỡng đạt hiệu quả lại không hề dễ dàng. Chính đặc tính vô cùng nhạy cảm, dễ có cảm giác bất an khiến chim yến có thể bị hoảng loạn, bay tứ tung đập đầu vào vách đá và chết.

Chu trình sinh sản ngắn

– Từ lúc chim yến bắt đầu làm tổ đến khi con non có thể bay được kéo dài khoảng 115-132 ngày. Như vậy, trong một năm, một cặp yến có thể làm tổ khoảng 2-3 lần.

Những con vật chim yến sợ nhất

– Tắc kè, chim cú mèo, kiến lửa đỏ, gián, mối mọt, nhện, chuột, rết,… là những loài chim yến sợ nhất. Hãy lưu ý sử dụng những công cụ tiêu diệt và ngăn ngừa sự xuất hiện của những “khách không mời mà đến” này khỏi nhà nuôi yến nếu không muốn số lượng yến sinh trưởng bị sụt giảm đáng kể.

Không nên nhầm lẫn giữa chim yến và én

– Mặc dù có vẻ ngoài rất giống nhau, lại sống lẫn vào nhau nên nhiều người hay nhầm tưởng hai loài là một. Tuy nhiên, sự thật không phải vậy. Chim yến có lông màu đen, mỏ nhỏ, đuôi không chẻ, chân yếu và không bao giờ đậu; trong khi chim én lại có lông màu đen hoặc xanh đen, mỏ lớn hơn chim yến, chẻ đuôi, chân cứng cáp và thường đậu trên dây điện.

Những sự thật thú vị khác

-Yến là một trong rất ít những loài chim có đặc tính săn mồi ngay cả khi đang bay; thậm chí chúng còn có khả năng ngủ và giao phối khi bay. Có nhiều loại chim yến khác nhau, cách làm tổ cũng tương tự khác nhau; một số tổ làm bằng lông, một số tổ làm bằng cỏ hay rơm rạ, số khác lại làm bằng nước bọt. Chính loại nước bọt này là cơ sở để cho ra món yến sào thơm ngon và bổ dưỡng.

-Yến là loài chim vô cùng tình cảm, sắt son; chúng gần như chỉ có một "bạn đời" trong suốt quãng đời của mình.

- Theo các chuyên gia, tổ yến là thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao, giúp bổ sung dưỡng chất, đẹp da và nâng cao hệ thống miễn dịch. Đặc biệt, tổ yến còn có thể làm giảm khả năng phát triển của bệnh ung thư hay bệnh AIDS.

Hướng dẫn cách xây dựng nhà nuôi yến đơn giản và hiệu quả

Hiện nay, nghề nuôi yến đang trở thành xu thế mới được nhiều hộ gia đình lựa chọn do đem lại hiệu quả kinh tế cao. Tuy vậy không phải ai cũng biết cách xây dựng nhà nuôi yến theo đúng quy cách. Hãy cùng Yến Sào Ba Hòn tìm hiểu cách xây dựng nhà nuôi yến đơn giản qua bài viết dưới đây.

I. Lựa chọn vị trí xây dựng nhà nuôi chim yến

Chim yến là loài chim hoang dã, ưa thích sự yên tĩnh hoang sơ, vậy nên nếu bạn lựa chọn nuôi yến tại nhà, hãy chọn những nơi gần với cánh đồng, sông, hồ, bãi cỏ,.. để xây dựng. Đây là những nơi chim yến dễ dàng kiếm ăn, đặc biệt vào mùa mưa. Quan sát và vẽ lại đường bay của yến, vị trí thích hợp nhất là làm nhà yến cách hàng yến sinh sống từ 5-8 km.

II. Điều kiện cần thiết để xây nhà yến

Điều kiện quan trọng nhất là xây nhà nuôi yến ở nơi có chim yến sinh sống, kiếm ăn hoặc đường chim bay. Không nên xây nhà yến ở những nơi có quá nhiều nhà máy, kho xưởng bởi vì các hoạt động công nghiệp sẽ làm cạn kiệt nguồn thức ăn của chúng. 

Bạn cần xem xét các vấn đề như độ ẩm, không khí, nhiệt độ, hướng gió,…Nhiệt độ thích hợp nuôi yến là từ 20-32 độ C, độ ẩm khoảng 70 – 85%, hướng gió tại những nơi khác nhau như Bắc Trung Bộ thì gió Bắc, Nam Trung Bộ gió Tây Nam, Nam Bộ gió Tây và Tây Nam. Tại Việt Nam, chim yến đang sinh sống ở 3 vùng khí hậu khác nhau như Nam Bộ, Trung Bộ và Bắc Trung Bộ.

Độ cao của nhà yến không được vượt quá mặt biển 1000m. Trường hợp ngôi nhà cao trên mực nước biển 1000m thì chim yến vẫn sinh sống và làm tổ, tuy nhiên sau khi sinh chim non, chúng sẽ bay đi để tìm những nơi có địa thế thấp hơn. Các chuyên gia khuyến cáo xây dựng nhà yến có độ cao không được dưới 500m, tránh xa các loài thiên địch của chim yến như chim cắt, đại bàng,… 

III. Một số mô hình nhà nuôi yến hiện nay

Hiện nay có 3 mô hình nhà yến phổ biến:

Mô hình nhà bằng gạch: được sử dụng nhiều, có độ bền, tuổi thọ cao, tiết kiệm chi phí xây dựng, thích hợp với những người vốn ít, phù hợp với thời tiết khí hậu nước ta.

Mô hình nhà 3D: là loại nhà độc đáo, hấp dẫn, thường được sử dụng trong các điểm du lịch, tuy nhiên tuổi thọ thấp nhưng chi phí lại cao. 

Mô hình lắp ghép tấm lợp thông minh: chủ yếu được dùng ở vùng Tây Nam Bộ, thi công nhanh chóng, vật liệu nhẹ nhưng độ bền thấp và khó điều chỉnh nhiệt độ thích hợp trong nhà cho yến.

IV. Cách xây nhà nuôi yến đơn giản, hiệu quả, chi phí rẻ

1. Hình dáng nhà nuôi yến

Nhà nuôi yến có hình dáng giống một cái kho lớn, có thể là khối hình chữ nhật, hình khối ống với bề ngang rộng, nhà mái bằng hoặc mái lợp.

2. Kích thước ngôi nhà nuôi yến

Chim yến thường sống trong các hang động rộng lớn, vì thế nhà nuôi yến nên xây với mặt bằng 150-200 m2. Để tăng sức chứa bạn có thể chia nhà yến thành 3-5 tầng.

Thông thường một ngôi nhà yến có diện tích 200m2 thì bình quân sẽ có 54 tổ/m2/năm, còn với những nhà nhỏ hơn 80m2 đều cho sản lượng thấp.

Đối với những mảnh đất hẹp có kích thước 4x16m hoặc 4x20m thì vẫn có thể xây nhà yến bằng cách chia thành 4-5 phòng kích thước 4x4m. Tại nước ta, để nuôi yến hiệu quả, người dân thường xây nhà nuôi yến với diện tích 5-6mx20m và chia thành 3 tầng.

Độ cao nhà nuôi yến phải càng cao càng tốt, ở vùng nóng nhiệt độ trên 27 độ C thì cao từ 3-4,5m, vùng lạnh từ 2-3m. Nhà cao sẽ giúp việc phân tầng, chia phòng, điều hòa không khí, độ ẩm và nhiệt độ tốt hơn.

Tường xây nhà nuôi yến nên có độ dày từ 20-25cm được làm từ cát, xi măng, vôi. Để giảm nhiệt tại những vùng nóng, bạn có thể xây 2 lớp gạch cách nhau khoảng không 5cm để hạ nhiệt độ. Nên trát tường để bề mặt trơn láng, tránh những con vật khác xâm nhập vào nhà yến.

Mái và nóc có thể dùng các vật liệu như tôn lạnh với góc nghiêng vùng lạnh nhỏ hơn 30 độ và vùng nóng tối thiểu là 45 độ. Những nơi quá nóng thường lợp mái cách trần nhà từ 0,5-0,8m để giảm hơi nóng.

3. Cách xây cửa ra vào nhà yến

Cửa ra vào cho yến nên xây như cửa hang và sơn màu đen, thường đặt ở phía trên tạo điều kiện cho chim bay di chuyển với kích thước chiều cao và chiều rộng từ 30x20cm đến 45x30cm. Để giảm ánh sáng, có thể làm một vách ngăn giả cách cửa khoảng 50cm. Với những nhà nhỏ kích thước 4x16m thì có thể làm 2 cửa ra vào gần mép góc tường, nhà diện tích lớn 8×16-20m hoặc 10x20m thì có thể làm 2 cửa ở trên và giữa tường.

4. Xây dựng phòng cho chim yến

Thường nhà yến sẽ chia thành 3-5 tầng, ví dụ nếu nhà cao 7,5m sẽ chia thành 3 tầng, mỗi tầng cao khoảng 2m. Hiện nay thường xây phổ biến là 2 tầng và phía trên có 1 phòng để yến bay lượn. Bên cạnh đó, cần làm cửa thông giữa các phòng, nếu phòng 4x4m thì cần 2 cửa thông, phòng 4x88m thì cần 1 cửa thông ở giữa.

5. Xây dựng lỗ thông tầng

Nếu nhà yến nhiều tầng thì giữa các tầng cần có khoảng trống để chúng tiện bay lượn. Chiều rộng của lỗ thông tầng thường là 2,2-2,5m giống các khe sâu của hang đá.

6. Lắp xà gỗ

Lắp thêm xà gỗ để yến có thể bám vào và tăng diện tích làm tổ. Quy cách đóng ván nhà nuôi yến thường là dùng xà gỗ gắn trực tiếp lên vách tường với bề dày khoảng 1,5-2cm, rộng 15-20cm, vùng nóng có thể dày 1,5cm rộng 15cm, vùng lạnh dày 2cm rộng 29cm. 

Người ta thường lắp những tấm xà gỗ theo luồng cách nhau khoảng 30cm thành từng ô chữ nhật kích thước 30-40x100cm. Ngoài ra, xà gỗ còn được chia khuôn bằng cách dùng thêm các xà dọc. Khi xây dựng nhà yến thì tầng gỗ phải đảm bảo tính chắc chắn vì đây là nơi yến làm tổ.

7. Sơn nhà và đảm bảo ánh sáng nhà nuôi yến

Bên ngoài nên quét vôi trắng vì đây là màu sáng, dịu còn bên trong chỉ cần tô trát tường. Bạn nên đóng kín cửa để ánh sáng trong nhà yến giống trong các hang động hơn.

8. Điều chỉnh độ ẩm và nhiệt độ nhà nuôi yến

Có nhiều cách để điều chỉnh độ ẩm nhà nuôi yến, ví dụ có thể đặt chậu nước nhỏ, bể cạn ở bên trong phòng chim, phun nước tưới xung quanh khu nhà yến để giảm nhiệt độ và tăng độ ẩm, phun sương lên tường,…

9. Hàng rào và khuôn viên quanh nhà nuôi yến

Nên chọn vùng đất rộng rãi có khuôn viên nhất định để tạo điều kiện cho yến bay lượn. Thông thường kích thước sân khoảng 4x4m và nên xây tường phía ngoài nhà để chắn gió cũng như giúp chim yến cảm thấy an toàn hơn. Nên trồng thêm một số loại cây như sung, chuối,…quanh nhà nhưng phải đảm bảo không cao quá chỗ ra vào của yến.

-------------------------------------

Trên đây là hướng dẫn cách xây dựng nhà yến đơn giản, đảm bảo các điều kiện thích hợp để nuôi yến. Hi vọng Yến Sào Ba Hòn giúp bạn tìm thấy những thông tin cần thiết phục vụ nuôi yến qua bài viết này.